SAI SÓT TRONG KINH THÁNH?


Sao lại có thể có sai sót trong Kinh Thánh? Chẳng phải đấy là lời thánh của
Chúa sao?

Trong các bút tích gốc, tức là các bản gốc do các nhà tiên tri và sứ đồ viết lại,
chúng tôi tin rằng không có sai sót về mặt giáo lý. Nhưng kể từ điểm đó trở
đi, lỗi của con người đã bắt đầu len lỏi vào. Đến nay, khi nhìn vào văn bản
bằng tiếng Hê-bơ-rơ trong Cựu ước, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy người
Do Thái đã rất cẩn thận trong hàng thiên niên kỷ để bảo quản văn bản. Cách
chúng ta nhận thấy điều này là khi ta thấy các lỗi ban đầu không được sửa.
Khi nói về những lỗi ban đầu, chúng tôi không nói về những lỗi giáo lý tiềm
ẩn. Chúng tôi đang nói về các lỗi đơn giản như lỗi chính tả và ngữ pháp.

Những người ban đầu được Đức Chúa Trời ban lời thánh không có từ điển
hoặc bảng từ đồng nghĩa để tiện kiểm tra cách viết hoặc ý nghĩa của từ.
Không có gì lạ khi ta tìm thấy nhiều cách đánh vần khác nhau của các từ
tiếng Hê-bơ-rơ trong Cựu Ước, cũng như các lỗi chính tả. Các bút tích của Môi-se là một ví dụ điển hình. Môi-se là người Do Thái, nhưng ông không lớn lên trong một gia đình Do Thái. Từ nhỏ, ông đã được nuôi dạy như con trai của con gái Pharaoh. Ông ấy biết mình sinh ra là gốc người Do Thái, nhưng không được lớn lên trong kiến thức của dân tộc mình hay ngôn ngữ của họ. Hẳn là, ông được đào tạo bởi nền giáo dục tốt nhất của Ai Cập, với tư cách là một vương gia. Vậy nên có thể ông thông thạo tiếng Ai Cập, và am hiểu về nghệ thuật và các nền khoa học của họ. Nhưng lại không như vậy với lịch sử và ngôn ngữ của dân tộc Do Thái.

Môi-se nói đến việc ông nói năng không lưu loát và miệng lưỡi chậm chạp.
Ông đặc biệt lo lắng về việc đến gặp dân tộc của mình và nói với họ rằng
Chúa đã phái ông đến. Nhiều người cho rằng điều này nghĩa là Môi-se có
một số khiếm khuyết trong ăn nói. Mặc dù không thể loại trừ khả năng này,
nhưng có nhiều khả năng ý của ông chỉ đơn giản là ông không đủ rành tiếng
Do Thái để là một phát ngôn viên của Đức Chúa Trời với người Do Thái. Và
khi đọc tiếng Hê-bơ-rơ do ông ấy viết, quả thật là đôi khi chúng tôi tìm thấy
lỗi ngữ pháp. Chúng không hề ảnh hưởng đến ý nghĩa; chúng chỉ sai về mặt
ngữ pháp.

Đức Chúa Trời thường không đọc cho người khác viết nguyên văn lời Ngài
nói. Nếu Ngài làm vậy, thì toàn bộ Kinh Thánh chỉ có một giọng văn. Nhưng
Kinh Thánh không như thế. Đúng hơn, Ngài ban thông điệp có chi tiết, và
cho phép mỗi người diễn đạt thông điệp đó bằng ngôn từ và theo phong cách
của riêng họ. Nhưng, điều đáng nói nhất về các lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp
trong Cựu ước tiếng Hê-bơ-rơ không phải là việc chúng đã xảy ra, mà là việc
những lỗi này chưa từng được sửa. Người Do Thái tôn kính Lời Chúa đến
nỗi họ sẽ không sửa bất cứ thứ gì trong văn bản cho dù là điều nhỏ nhất,
thậm chí cả một lỗi đơn giản và rõ ràng họ cũng không sửa. Thay vào đó, họ
có những cách thức khác để chỉ ra những lỗi ấy mà không cần phải sửa
chúng. Một người ghi chép Do Thái (sofer/scribe) có một công việc thật khó
và đòi hỏi cao. Người này có trách nhiệm sao chép lại những cuộn Tanakh
(Cựu Ước) bằng tay. Từng chữ một phải được viết hoàn toàn hoàn hảo. Nếu
có thậm chí là lỗi nhỏ nhất, kể cả một chữ bị lệch, một lỗi chính tả do người
ghi chép, hoặc thậm chỉ là một vết chấm mực trên trang, toàn bộ trang đều bị
vô hiệu và không được sử dụng. Sửa, xoá, v….v… đều không được cho
phép. Với sự tỉ mỉ và tôn kính đó, ta có thể dễ dàng tin rằng Cựu Ước tiếng
Do Thái ngày nay là y hệt những gì nó đã nói cách đây 2400 năm khi quyển
cuối cùng được viết.

Tuy là những người bảo tồn Tân Ước tiếng Hy Lạp chưa bao giờ cho thấy họ
chú ý đến chi tiết nhiều như vậy, chúng ta vẫn có một tình hình khá tốt: Mặc
dù có các bản thảo khác nhau và có một số khác biệt nhỏ giữa chúng, phần lớn chúng không đáng kể để dẫn đến lỗi giáo lý. (Ở đây đang chỉ nói về những bản thảo lâu đời nhất). Bắt đầu từ thế kỷ 16, những bản thảo tiếng Hy Lạp bị thay đổi đã xuất hiện, được tạo ra không phải từ việc sao chép các bản thảo tiếng Hy Lạp cổ, mà từ việc phiên dịch một bản dịch tiếng La-tinh bị lỗi sang lại tiếng Hy Lạp. Việc này, cộng với lựa chọn không thể giải thích được của các dịch giả của King James đó là bác bỏ MỌI bản Tân Ước tiếng Hy Lạp cổ đại họ có thể dùng, và chủ yếu chỉ tập trung vào các bản thảo bị lỗi của thế kỷ 16, quả thực đã dẫn đến lỗi sai, bao gồm cả một câu xảo trá được tìm thấy trong nhiều bản dịch tiếng Anh (và các bản phổ thông).

Mặc dù Đức Chúa Trời quả thực đã giữ gìn lời thánh của Ngài ở một mức độ
đáng kể trong các ngôn ngữ gốc, cho phép chúng ta có thể dịch lại một cách
chính xác, thật buồn là sự bảo vệ của Ngài dừng lại ở đây. Sự bảo vệ này có
vẻ đã không được áp dụng rộng đến các bản dịch phổ thông, bởi ta dễ thấy
rằng những phiên bản ấy thường xuyên bất đồng với nhau một cách đáng kể.
Thế tại sao lại có lỗi sai? Tại sao (và liệu có hay không) những dịch giả lại
thoải mái như vậy?

Câu trả lời cho những câu hỏi này khác nhau qua từng thế kỷ. Sự giả mạo lời
thánh có chủ đích sớm nhất mà ta biết được truy ngược lại đến những phiên
bản sau của La-tinh. Vulgate (bản dịch tiếng Latin của Kinh Thánh ở cuối thế
kỷ thứ 4). Ở thời đó, các tu sĩ trong các tu viện là những người bị buộc tội khi
sao chép Kinh Thánh Cơ Đốc. Ngôn ngữ duy nhất được cho phép lúc đó là
tiếng La-tinh. Trải qua nhiều thế kỷ, bản Vulgate đã được sao chép bằng tay,
trước khi công cụ in ép được phát minh. Tuy nhiên thậm chí sau khi công cụ
in ép được phát minh, người ta vẫn tiếp tục viết tay các bản thảo. Và đa phần,
cách thức này không gây ra vấn đề đáng kể… cho đến khi có một người tu sĩ
ẩn danh nào đó đã quyết định thêm câu từ của riêng ông ấy vào một bản thảo.
Chúng tôi không biết ông ấy là ai, hay là động cơ của ông ấy chính xác là gì.
Chúng tôi chỉ biết : bỗng nhiên, có một bản thảo của lá thư đầu tiên của John
với một câu được thêm vào. Câu này phá đi ý nghĩa của đoạn văn, vì nó
không hợp theo dòng suy nghĩ mà John đang diễn đạt. Thế nhưng câu này đã
ở đấy. Và trong nhiều năm sau đó, khi bản thảo đó được sao chép thành một
bản thảo khác, câu văn đó cũng được sao chép cùng.

Thời ấy không có sự nghiên cứu, học thuật Kinh Thánh như chúng ta ngày
nay. Nếu ngày nay có một Kinh Thánh mới xuất hiện với một câu được chêm
vào, người ta sẽ sẽ để ý thấy nó rất nhanh. Nhưng hồi xưa khi câu này mới
được chêm vào, khả năng nó bị phát hiện là rất nhỏ. Chỉ có giáo sĩ mới được
phép giữ bản sao Kinh Thánh, và đây là những bản sao tiếng La-tinh mà chỉ
người có học thức mới đọc được. Người dân không được phép tự học, nghiên cứu Kinh Thánh. Và vì không có nhiều bản sao để chọn lựa, khả năng một
người có đến hai bản sao để so sánh rất nhỏ.Nếu như sai phạm này chỉ xuất
hiện trong bản Latin Vulgate thì đây có lẽ không phải là vấn đề cho những
bản dịch sau này. Thế nhưng, sự việc lại không như vậy. Năm 1516,
Desiderius Erasmus (triết gia người Hà Lan) xuất bản một phiên bản in của
Tân Ước tiếng Hy Lạp. Tuy là đa phần dựa trên bản thảo Byzantine xưa hơn,
có một điểm khác biệt rất đáng kể: Erasmus đã so sánh bản Byzantine với
bản Vulgate bị sai, và ông ấy đã kết hợp những chỗ sai của bản Vulgate vào
bản thảo tiếng Hy Lạp mới của mình. Bản thảo Hy Lạp mới này, bây giờ đã
có sai sót, được biết đến là Textus Receptus.

Không có gì là lạ khi những người đề xướng “chỉ dùng KJV” sử dụng Textus
Receptus làm căn bản của việc họ cho rằng chỉ bản King James là chính xác.
Nếu những người này chịu tìm hiểu xem Textus Receptus là gì, và công dụng
của nó, thì họ sẽ chẳng còn tuyên bố những điều đó nữa. Đa số những người
đó không biết rằng bản Textus Receptus CHỈ là một bản thảo Tân Ước, và nó
chưa đầy 100 năm tuổi khi mà các dịch giả King James sử dụng nó. Họ cũng
không biết rằng những dịch giả này quyết định chối bỏ nhiều bản thảo Tân

Ước tiếng Hy Lạp cổ xưa hơn và uy quyền hơn, và lại thực hiện dịch thuật
dựa trên bản Textus Receptus. Đấy không phải là sự dẫn dắt thiêng liêng hay
là một quyết định khôn ngoan. Nó dẫn đến kết quả là bản KJV có một câu
gian dối. (1 John 5:7, trong bản KJV và nhiều bản khác, được biết là một câu
gian dối. Được gọi là Johannine Comma, câu này không được tìm thấy trong
BẤT KÌ bản thảo Hy Lạp cổ nào, hay bất cứ bản dịch tiếng La-tinh giai đoạn
đầu nào. Nó cũng không được nhắc đến bởi các cha xứ. Rõ ràng là họ chưa
bao giờ nghe đến nó. Nó phá đi ý nghĩa của điều mà John đang nói tới. Câu
này không có quyền năng thánh kinh, và những dịch giả KJV, nếu họ thật sự
không biết, đúng ra phải NÊN biết. Một số phiên bản mới hoàn toàn loại bỏ
câu này, trong khi các bản khác chỉ bao gồm nó trong chú thích. Nhưng điều
thật sự khó hiểu nhất là những bản KJV mới [NKJV, KJV21] vẫn tiếp tục
bao gồm câu này, mặc cho những sự thật liên quan đến nó và thực tế là
không có học giả Kinh Thánh chính thống nào trên thế giới tin là John đã viết
nó.)

Một yếu tố khác liên quan đến những lỗi sai trong Kinh Thánh bản địa
phương áp dụng cho các phiên bản trước đó. Những bản dịch sớm nhất được
tài trợ bởi các hội thánh (giáo phái Lutheran dịch bản tiếng Đức, Anh giáo
dịch bản tiếng Anh, Công Giáo dịch bản tiếng Anh và tiếng Pháp, vân
vân…). Một điều mà các hội thánh này đã dạy, mặc dù họ không thích nhau
và bất chấp những khác biệt về giáo lý, đó là hội thánh chính là thẩm phán
cuối cùng của giáo lý, chứ không phải là Kinh Thánh. Ngày nay, khá ít Cơ
Đốc Nhân chấp nhận điều này, tuy rằng nó vẫn còn là hiện thực, và có lẽ còn
là cả một giáo lý, đối với nhiều hình thức Kito giáo xưa hơn. Điều này cho
thấy rằng, mặc cho những gì Kinh Thánh nói về bất cứ chủ đề nào, chỉ quan
điểm của hội thánh mới là quan trọng. Họ lấy ý này từ lời Jesus nói với Peter;
về việc thứ gì ông buộc dưới đất cũng sẽ buộc ở trên trời, và bất cứ điều gì
ông mở dưới đất cũng sẽ mở ở trên trời. Họ cho rằng điều này có nghĩa là
Peter (và, trong suy nghĩ của họ, những người tiếp bước ông) có thể đặt ra
bất cứ giáo lý và tập tục nào mà họ chọn, và Chúa sẽ phải tôn vinh họ. Hẳn
họ phải phớt lờ đi phần lớn còn lại của Kinh Thánh để đưa ra kết luận đó, ví
như là những câu Kinh Thánh nói rằng lời Chúa đứng vững đời đời trên trời,
và một chấm, một nét trong Kinh Luật cũng không qua đi cho đến chừng tất
cả được thành tựu. Hoặc lời cảnh báo mà Paul đã đưa ra, và ngay lập tức ông
lặp lại, khi nói với hội thánh Galatian về những người định thay đổi lời dạy
nguyên thủy của các sứ đồ: rằng nếu thậm chí là một thiên sứ từ trời hay một
sứ đồ thay đổi lời dạy nguyên thủy, thì kẻ ấy đáng bị nguyền rủa (Gal. 1:8-9).
Thế nhưng, cho đến thời điểm đó, có rất ít người được thấy một quyển Kinh
Thánh, huống hồ là được đọc Kinh Thánh, có thể nói là chẳng có ai biết rằng
lời Chúa mới là lời cuối cùng, không phải hội thánh.


Tuy nhiên, về mặt dịch thuật thì điều này có nghĩa là: khi các dịch giả gặp
phải những đoạn Kinh Thánh gây nghi ngờ đến hoặc là rõ ràng mâu thuẫn
với lời dạy của hội thánh, họ tin rằng lời dạy của hội thánh có quyền bác bỏ Kinh Thánh, và cho rằng họ hoàn toàn chính đáng khi thay đổi bản dịch để đưa nó chặt chẽ hơn với lời dạy của hội thánh. Thực tế là, nếu họ làm khác đi, bản dịch của họ sẽ bị bác bỏ từ đầu: bản King James là để được đọc từ bục giảng của các nhà thờ Anh giáo. Nếu nó mâu thuẫn trắng trợn với lối dạy của Anh giáo, nó sẽ tạo ra rắc rối, thắc mắc và thậm chí là sự chống đối.

Nếu như các dịch giả trình cho Vua James một cuốn Kinh Thánh có nội dung
mâu thuẫn với lối giảng dạy của hội thánh ngài, ngài chắc chắn sẽ lệnh cho
họ quay về và sửa lại… hoặc có lẽ ngài sẽ thay thế những dịch giả ấy bằng
những dịch giả khác. Mục tiêu của các dịch giả không thể không đáng trách.
Những bản King James cũ có kèm một bức thư từ các dịch giả, gửi đến vị
vua. Khi đọc bức thư này, ta có thể thấy rõ rằng tính chính xác không phải
mục tiêu của họ. Mục tiêu ưu tiên của họ là nịnh nọt nhà vua.

Hình thức nịnh nọt dễ thấy nhất là việc họ thêm tên của vua vào văn bản
Kinh Thánh. Nhiều người có lẽ biết rằng những thứ có liên quan đến vua
James được gọi là Jacobean. Điều mà nhiều người không biết là tại sao lại
như thế. Lý do là vì các dịch giả của bản Kinh Thánh mang tên vị vua này đã
lấy hai người trong Tân Ước có tên thật là Jacob, và đặt lại cho họ tên James.
Nhưng về khía cạnh ngôn ngữ học thì cái tên James không có liên quan gì
đến cái tên Jacob. James là phiên bản tiếng Anh của tên Seamus trong tiếng
Gaelic, và về mặt ngôn ngữ thì không có liên kết gì với tên Jacob. Không
nghi ngờ gì rằng James đã khá hài lòng và cảm thấy tự hào khi tìm thấy tên
của mình không chỉ trong Kinh Thánh, mà thậm chí là có cả một tín thư đặt
theo tên của ông! (Những dịch giả sau này quyết định không đổi tên lại thành
Jacob. Tuy là điều này sẽ chính xác và chân thật hơn, nó cũng có thể mang
lại sự hoang mang tột độ trong các hội thánh).

Vậy thì chúng ta đang bàn về những lỗi nào trong Kinh Thánh? Trang này đề
cập tới một vài lỗi, có liên quan đến một chủ đề nhất định. Thế nhưng điều
này không có nghĩa Kinh Thánh chỉ có những lỗi này. Một trong những lỗi
được tìm thấy sớm nhất nằm trong Deuteronomy 6:4. Câu này, được người
Do Thái khắp thế giới biết đến là “sh’ma,”, trong tiếng Hê-bơ-rơ, là câu
tuyên bố độc thần tối thượng, về việc Là Một của Chúa. (Sh’ma là chữ đầu
tiên của câu này trong tiếng Hê-bơ-rơ, tương ứng với câu lệnh “Nghe này!”
trong tiếng Anh). Người đọc bản KVJ đọc câu này như sau: “Nghe này
Israel, CHÚA là Chúa của chúng ta là một CHÚA.” Trong Cựu Ước tiếng Anh, CHÚA viết hoa thế này tượng trưng cho tên của Chúa, יהוה, thường đọc thành Giê-hô-va hoặc Gia-vê. (Chữ này trong tiếng Hê-bơ-rơ chỉ gồm bốn phụ âm, YHVH [đôi khi viết là YHWH], nhưng lại không có viết nguyên âm, thế nên đến này chúng ta vẫn không biết tên thật là gì.) Nếu chúng ta đọc Deut 6:4 như vậy, tức là CHÚA tượng trưng cho một cái tên, chúng ta có thể thấy rằng bản dịch này không có nghĩa. Nếu chúng ta giữ nguyên cú pháp, thay CHÚA bằng một cái tên, và Chúa là một chức danh khác, chúng ta có thể thấy câu phát biểu này thật trống rỗng: Nghe này Israel, John người đưa thư của chúng ta là một John. Câu này nghĩa là gì???

Đối với các dịch giả, vấn đề với câu này nằm ở chỗ, nếu dịch đúng, ý nghĩa
của câu này về mặt giáo lý làm họ khó chịu: “Nghe này Israel: YHVH là
Chúa của chúng ta, YHVH là một.” Có thể là nó tương thích với giáo lý Anh
giáo, nhưng đối với người không rành rõi giáo lý, nó có vẻ như là một thách
thức. Thế nên câu này, cũng như câu trích dẫn trong Tân Ước, đã bị “gian
lận”. Trong thực tế, mỗi khi nội dung tiến quá gần đến tuyên bố thuyết độc
thần, có vẻ như các dịch giả đã can thiệp, với chỉ vài trường hợp ngoại lệ.
(Thuyết độc thần trong thánh kinh có hai phần, nhưng đa số Cơ Đốc Giáo chỉ
chấp nhận một trong hai, là niềm tin chỉ có một Chúa. Nhưng phần còn lại,
được tin bởi nhiều người Do Thái, một số Cơ Đốc Nhân, và người Hồi Giáo,
nói rằng đấng Chúa tồn tại là một thể.)

Bản KJV, và gần như tất cả các bản Kinh Thánh phổ thông thường gặp, bắt
đầu Phúc Âm của John bằng câu “Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời”. Tuy
nhiên, bản tiếng Hy Lạp không có câu này. Bản tiếng Hy Lạp ghi rằng, Ngôi
Lời “hướng đến Đức Chúa Trời”. Thành ngữ này có nghĩa là “liên quan đến
Chúa”. KJV đã dịch câu tiếng Hy Lạp này đúng trong Hê-bơ-rơ 2:17). Không
may rằng, cả một học thuyết, được biết dưới tên Học Thuyết Logos, đã hình
thành dựa trên việc dịch sai này. Trong nhiều thế kỷ qua, người ta đã mổ xẻ
Giăng 1:1-2, tìm kiếm những lời tuyên bố về giáo lý, trong khi ở bản gốc,
không có lời tuyên bố nào về giáo lý trong những câu ấy cả. Thay vào đó,
những câu đầu tiên của Phúc âm có mục đích giải thích và định nghĩa. John
lúc ấy viết tiếng Hy Lạp, có nghĩa là độc giả của ông ấy là hầu hết toàn bộ Đế
chế La Mã, bất kỳ ai sẵn lòng đọc. Và hầu hết những người này không hề có
hiểu biết gì về việc ai Đấng Chúa của Israel, rằng ngài là Đức Chúa Trời duy
nhất, vân vân… Thật là vô nghĩa nếu Giăng bắt đầu kể ngay về cuộc đời của
Giê-xu khi độc giả của ông thậm chí còn chưa biết Đức Chúa Trời là ai. Vì
vậy, Giăng đã tìm cách xác định Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên cho độc giả
của mình.


Ông ấy đã phải đối mặt với một khó khăn lớn khi làm như vậy. Bạn có thể
tưởng tượng mình đang cố gắng giới thiệu ai đó, nhưng lại không thể nói tên
của người mà bạn đang giới thiệu không? Thật là tiến thoái lưỡng nan cho
Giăng: Ông phải giới thiệu Thiên Chúa của Israel, Thiên Chúa của tạo vật,
mà không nói tên của Ngài. Tại sao? Lý do đầu tiên là phong tục: Người Do
Thái cho rằng danh Đức Chúa Trời rất thánh nên không những không được
thốt ra mà còn không được viết ra bằng bất kỳ ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng
Hê-bơ-rơ, ngôn ngữ thánh. Nhưng ngay cả khi phong tục cho phép John viết
YHVH bằng tiếng Hy Lạp, thì bản thân bảng chữ cái Hy Lạp không cho phép
điều này: đơn giản là nó không có các chữ cái cần thiết để đại diện cho tất cả
các phụ âm đó. Tiếng Hy Lạp không có chữ cái nào có phụ âm Y. Chữ Γ
(gamma) có thể phát âm giống như chữ Y, nhưng chỉ khi được theo sau bởi
các nguyên âm cụ thể. Tiếng Hy Lạp cũng thiếu một chữ cái để tạo âm H.
Âm thanh đó chỉ có thể tồn tại ở đầu một từ bắt đầu bằng một nguyên âm,
nhưng không bao giờ ở giữa một từ. (Ngay cả khi bắt đầu một từ có nguyên
âm, âm H ban đầu không được thể hiện bằng chữ viết. Khi nó xuất hiện, hàng
thế kỷ sau, nó vẫn không phải bằng một chữ cái mà là dấu nháy đơn đảo
ngược.) Vì vậy, John cần phải tìm ra cách để giới thiệu YHVH mà không sử
dụng tên của Ngài.

Ông ấy lấy ý tưởng từ Aramaic Targum (“bản dịch”). Sau khi người Do Thái
bị giam cầm ở Babylon, họ không còn sử dụng tiếng Do Thái trong giao tiếp hàng ngày mà thay vào đó sử dụng tiếng Aramaic. Tiếng Aramaic có liên
quan chặt chẽ với tiếng Do Thái và chia sẻ một số từ vựng và ngữ pháp giống
nhau. Người Do Thái đã viết tiếng Aramaic bằng bảng chữ cái tiếng Do Thái.
Nhưng khi họ tạo ra một bản dịch Tanakh (OT) bằng tiếng Aramaic để sử
dụng hàng ngày, họ không muốn đưa danh Đức Chúa Trời vào đó, mặc dù
danh ấy vẫn nằm trong bảng chữ cái tiếng Hê-bơ-rơ. Thay vào đó, họ thay
thế tên Ngài bằng một “từ mã”. Từ họ chọn là memra – ממרא – có nghĩa là
“từ”. (Có nghĩa là, một từ được nói ra, hoặc trong trường hợp tên của Chúa,
KHÔNG được nói to.) Độc giả đọc thấy memra sẽ biết rằng nó đại diện cho
tên của Chúa. (Giống như chữ CHÚA viết hoa đại diện cho tên trong Kinh
thánh tiếng Anh.)

Giăng đã chọn từ tương đương trong tiếng Hy Lạp, từ Logos λόγος. Tất
nhiên, từ này chẳng có ý nghĩa gì nếu độc giả của ông ấy không biết ông ấy
muốn nói gì. Vì vậy, trong vài câu đầu tiên của mình, Giăng đã cố gắng giải
thích ý nghĩa của Logos:
Ban đầu có Logos, và Logos liên quan đến (có nghĩa là) Chúa, và
Logos là Chúa. Điều này liên quan đến (có nghĩa là) Chúa ngay từ thuở
ban đầu. Tất cả mọi thứ được tạo ra bởi Ngài, và không có Ngài, không
có gì được tạo ra.

Từ đó, độc giả của ông sẽ hiểu rằng từ Logos nói đến Đấng Chúa sáng tạo,
người đã tạo ra mọi thứ, ngay từ thuở ban đầu. Bất kỳ độc giả nào đã quen
thuộc với Targum hoặc Septuagint (Cựu Ước Hy Lạp) sẽ kết nối Logos với
YHVH. Tuy nhiên, không có gì ở đây mang ý là một tuyên bố giáo lý. Mãi
đến câu thứ 14, Giăng mới đưa ra một tuyên bố mang tính giáo lý về Logos:
“Và Logos đã trở thành xác thịt và ở giữa chúng ta”. Nhưng tuyên bố này,
được đọc với quan điểm Logos là Đấng Tạo Hóa, không thoải mái về mặt
thần học đối với các dịch giả, vì vậy họ đã đưa ra một sự phân chia nhân tạo
thành Thần cách bằng cách sử dụng từ “với” trong câu một và câu hai.

Trong John 8:58, các dịch giả KJV đã dịch chính xác Chúa Giê-su nói
“Trước khi chưa có Áp-ra-ham, đã có ta (I AM).” Tuy nhiên, không hiểu sao,
lần sau khi Chúa Giê-su tuyên bố thì họ lại giấu đi. Đây là lúc Ngài bị bắt
trong vườn. Chúa Giêsu hỏi những người lính họ đang tìm ai. Họ đáp: “Giêsu
Nadarét.” Theo KJV, Chúa Giê-su đã trả lời “Đấy là ta.” Nhưng đó không
phải là điều Ngài nói, theo bản văn Hy Lạp. Điều Chúa Giê-su thực sự nói
với họ là: “I AM”. Và điều xảy ra tiếp theo cho chúng ta thấy rằng đây thực
sự là một lời tuyên bố đầy quyền năng, về thần tính của Ngài: Khoảnh khắc
Ngài phán “I AM,” những người lính đó ngã ngửa ra đất! (Hoặc là Ngài phán
I AM đầy quyền năng, hoặc đó là những người lính vụng về nhất mà thế giới
từng biết!)

Trong Cô-lô-se 1:19, KJV nói “Vì Cha đẹp lòng rằng mọi sự trọn vẹn ở trong
Ngài.” Các bản dịch tiếng Anh khác, khoảng một nửa trong số đó, nói điều
tương tự, một số thay thế “the Father” bằng “God”. Vấn đề là bản tiếng Hy
Lạp không đề cập đến cái nào cả. Bản tiếng Hy Lạp ghi rằng: “Vì tất cả sự
viên mãn vui lòng ngự trong Ngài.” Đó là một khác biệt lớn. Phao-lô đã viết
rằng chính sự trọn vẹn (của Đức Chúa Trời) đã vui lòng ngự trong Ngài
(Chúa Giê-su). Các dịch giả đã thay đổi thành ra việc sự trọn vẹn ở trong
Chúa Giê-xu làm hài lòng người khác. Tuy nhiên, một lần nữa không thể lý
giải được, Cô-lô-se 2:9, đưa ra một tuyên bố tương tự, và thậm chí còn thẳng
thắn hơn, lại được diễn dịch chính xác: Vì trong Ngài ngự trị tất cả sự trọn
vẹn của Chúa trong thể xác.
 
Trong Gia-cơ 2:19, KJV nói “Ngươi tin rằng có một Đức Chúa Trời; ngươi
làm đúng: ma quỷ cũng tin và run sợ.” Nhưng tiếng Hy Lạp đề cập đến thành
phần khác của thuyết độc thần: “Ngươi tin rằng Đức Chúa Trời là một; ngươi
làm tốt…”

Một số người không thể đọc ngôn ngữ gốc có thể nghi ngờ việc những lỗi
này tồn tại. Nhưng sự thật là, hầu hết các lỗi cố ý đều quá rõ ràng đến mức
ngay cả một sinh viên năm thứ nhất học Do Thái hoặc tiếng Hy Lạp cũng có
thể phát hiện ra. Nhưng có một cách để xác định việc những lỗi này là có
thật, ngay cả khi ta không giải quyết được chúng: Truy cập
Biblegateway.com So sánh một câu trong tất cả các bản dịch tiếng Anh có sẵn. Hãy đọc những điểm khác biệt lớn. Chỉ vậy thôi cũng đủ cho bạn biết rằng ai đó, ở đâu đó, đang không trung thực.
 
Ví dụ, so sánh Deut. 23:17 trong tất cả các bản dịch tiếng Anh. Nếu chúng ta
tin rằng tất cả những bản này đều đúng, chúng ta sẽ phải tin rằng gái điếm,
mại dâm, gái điếm trong đền thờ, gái điếm trong giáo phái, gái điếm được
hiến tế, gái điếm trong nghi lễ, kẻ dâm ô, một kẻ bán dâm, một người đồng
tính luyến ái và một kẻ sodomite đều có nghĩa giống hệt nhau. Bởi vì đó là
tất cả những từ mà các từ tiếng Hê-bơ-rơ kadesh và kadeshah đã được dịch
ra. (Kadesh và kadeshah có nghĩa giống nhau, gái điếm trong đền thờ, nhưng
một người là nam, người kia là nữ, như diễn viên/nữ diễn viên hoặc nam bồi
bàn/nữ phục vụ bàn.) Rõ ràng rằng, trong khi một số thuật ngữ đó đồng nghĩa
với nhau (gái điếm trong đền thờ = gái điếm trong giáo phái) , những từ khác
không phù hợp chút nào. Mại dâm trong đền thờ là một hình thức thờ cúng
nữ thần sinh sản, và có rất ít điểm chung với mại dâm thông thường. (Một cô
gái điếm bình thường, trong tiếng Hê-bơ-rơ là zonah. Từ đó được tìm thấy
trong Phục truyền Luật lệ Ký 23:18.) Và một cô gái điếm, một kẻ phóng
đãng, một kẻ bán dâm và một người đồng tính luyến ái thậm chí không hề là
từ đồng nghĩa. Và đối với từ sodomite, chúng ta sẽ không đề cập vấn đề đó ở
đây. Chúng ta sẽ bàn về nó trong mục nói về Sô-đôm. Ở đây chỉ cần nói rằng
không có từ sodomite trong các bản văn thánh thư tiếng Hê-bơ-rơ hay tiếng
Hy Lạp.


Trước thực tế không thể chối cãi là Kinh Thánh của chúng ta có nhiều lỗi
dịch thuật, nhiều lỗi là cố ý, lời khuyên của Phao-lô dành cho Ti-mô-thê
mang một ý nghĩa hoàn toàn mới:
Hãy học tập để chứng tỏ mình được Đức Chúa Trời chấp nhận, một
người làm việc không cần hổ thẹn, chia cắt chính xác lời chân lý.

(2 Tim. 2:15)


Điều này PHẢI đòi hỏi nhiều hơn là thuộc lòng các câu từ một bản dịch yêu
thích và chỉ đơn giản là “mặc định” rằng chúng đã được dịch chính xác sang
tiếng Anh. Ngày nay, ta có đủ công cụ trực tuyến dành cho bất kỳ ai, ngay cả
khi chưa có kiến thức về tiếng Do Thái và tiếng Hy Lạp, để bắt đầu học đọc
các ngôn ngữ ấy. Và bản sao của các văn bản tiếng Do Thái và tiếng Hy Lạp
được cung cấp miễn phí trên mạng. Các nguồn để “nghiên cứu” luôn sẵn có,
mang lại cho chúng ta lợi thế to lớn so với những Cơ đốc nhân của các thế kỷ
trước, những người không có sẵn kinh thánh hoặc chỉ có sẵn bằng một ngôn
ngữ chết, khó hiểu. Mọi thứ chúng ta cần biết sự thật đều nằm trong tầm tay
của chúng ta. “Và bạn sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng bạn.”